Lấy tủy răng là một phương pháp điều trị viêm tủy răng thường gặp trong giới nha khoa. Rất nhiều người có thắc mắc lấy tủy răng có đau không? Tại sao lại phải lấy tủy răng? Sau khi lấy tủy phải làm gì để chăm sóc răng?,… Bài viết này nha khoa Thu Trang sẽ giải đáp những thắc mắc đó cho các bạ

Tại sao phải lấy tủy răng

Tủy răng thực chất là một tổ chức liên kết chứa các dây thần kinh và mạch máu nằm ở giữa răng. Tủy có vai trò là mạch sống nuôi dưỡng răng và nhận diện cảm xúc. Do đó khi tủy răng bị tổn thương sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng, viêm tủy. Biểu hiện thường là: sưng, đau hoặc tê buốt mỗi khi ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Chính vì vậy, lấy tủy răng là vô cùng cần thiết để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, loại bỏ những mô tủy đã bị nhiễm trùng và bảo tồn được răng thật. Từ đó giúp người bệnh không còn phải chịu cảm giác đau đớn.

Điều trị tủy răng là phương pháp lấy bỏ phần tủy bị viêm hay đã chết nằm sâu trong thân răng. Bên cạnh đó, làm sạch khoảng trống còn lại bên trong răng, tạo hình dạng ống tủy và trám bít lại nhằm bít kín ống tủy đã bị hở.

Những trường hợp cần phải lấy tủy răng:

  • Những chiếc răng bị mẻ, vỡ lớn hoặc sâu răng làm lộ tủy, viêm tủy, nhiễm trùng trong xương.
  • Răng bị đau, nhói khi nhai hoặc nhạy cảm với thức ăn nóng lạnh.
  • Răng đau nhức liên tục, lan đến đầu và khi tủy răng đã chết.
  • Xuất hiện mủ trắng ở lợi gần chân răng và tái đi tái lại nhiều lần gây hôi miệng.

Khi răng gặp phải một trong những vấn đề trên cần phải tiến hành điều trị tủy sớm để tránh tình trạng đau nhức và chết tủy răng.

Có mấy cách lấy tủy răng

Hiện nay có 2 cách điều trị tủy phổ biến:

Điều trị tủy bằng tay

Là cách điều trị bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ nội nha bằng tay để lấy tủy. Cách này chi phí thấp tuy nhiên hiệu quả không cao bằng điều trị tủy bằng máy.

Điều trị tủy bằng máy

Là cách điều trị tủy bằng máy nội nha, hiện nay trên thị trường có rất nhiều máy nội nha như

  • Máy điều trị nội nha E-CUBE
  • Máy điều trị nội nha X-Smart
  • Máy điều trị nội nha Coxo C -Smart 1 -pro tích hợp định vị chóp

Lấy tủy răng có đau không

Thủ thuật lấy tủy răng nghe có vẻ đáng sợ, nhưng với công nghệ ngày nay, nó thường không khác nhiều so với việc trám răng sâu. Do đó, lấy tủy răng ít đau hoặc không đau vì bác sĩ nha khoa sẽ gây tê cục bộ trong suốt quá trình thực hiện.

Nếu lấy tủy răng và bị sưng mặt hoặc sốt, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc kháng sinh trước để tiêu diệt ổ nhiễm trùng. Điều này cũng có thể giúp bạn giảm đau.

Bản thân quá trình lấy tủy răng tương tự như lấy một miếng trám lớn, nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn. Miệng của bạn sẽ được gây tê trong khi bác sĩ làm sạch răng bị tổn thương, khử trùng chân răng và sau đó lấp đầy chúng vào.

Nha sĩ sẽ sử dụng một cái đập cao su xung quanh răng ống tủy. Điều này sẽ giúp ngăn chặn bất kỳ vật liệu bị nhiễm trùng nào lây lan sang phần còn lại trong miệng của bạn.

Miệng của bạn có thể cảm thấy đau hoặc yếu sau khi lấy tủy răng. Nha sĩ có thể đề nghị bạn dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil).

Một đánh giá năm 2011 dựa trên 72 nghiên cứu về bệnh nhân viêm tủy răng xem xét tình trạng đau trước khi điều trị, trong và sau điều trị. Phân tích cho thấy rằng cơn đau trước khi điều trị là cao hơn. Sau đó nó giảm vừa phải trong vòng một ngày điều trị.Cuối cùng giảm đáng kể xuống mức tối thiểu trong vòng một tuần sau khi lấy tủy.

Cách chăm sóc sau khi lấy tủy răng

Sau khi chữa tủy, nha sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc và theo dõi răng. Việc lưu ý này sẽ giúp răng mau chóng phục hồi cho răng chữa tủy:

  • Theo dõi cơn đau: cảm giác khó chịu sau khi điều trị tủy là không tránh khỏi. Nếu cơn đau dai dẳng và kéo dài, liên hệ ngay với nha sĩ của bạn để được kiểm tra.
  • Hạn chế nhai và cắn tại vị trí răng mới chữa tủy, thậm chí phải tránh nhai sau vài giờ để chất hàn trên răng không bị bong. Việc ăn nhai trở lại bình thường chỉ sau khi răng chữa tủy đã được bảo vệ bởi chụp hay mão răng ở trên.
  • Nên ăn thức ăn mềm, cắt thành những miếng nhỏ để tránh tạo áp lực cho răng đang trong quá trình chữa tủy.
  • Sử dụng thuốc theo đơn của nha sĩ, không tự ý sử dụng thuốc.
  • Giữ vệ sinh vùng điều trị bằng cách chải răng nhẹ nhàng, kết hợp sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn được kê đơn.
  • Tái khám với nha sĩ ngay nếu chất hàn trên răng bị bong hay vỡ.
  • Khám răng miệng định kỳ với nha sĩ mà bạn tin tưởng để răng đã được chữa tủy được theo dõi thường xuyên, tránh tối đa các biến chứng xảy ra.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *